Trách nhiệm của quận Cầu Giấy trong vụ việc này đến đâu?


Đáng lý, khi phát hiện cấp dưới không xử lý triệt để vụ việc vi phạm, UBND quận Cầu Giấy phải mạnh tay xử lý. Đằng này, sự nhùng nhằng chậm chễ của Quận khiến người ta lấy làm khó hiểu.


Báo Người Đưa tin đã phản ánh về việc công trình xây dựng có diện tích 1,7 m² vi phạm trật tự xây dựng tại đầu đường Cầu Giấy- Nguyễn Văn Huyên (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tồn tại từ cuối năm 2015 đến tháng 9/2016 nhưng chưa bị các cấp chính quyền từ phường đến quận xử lý theo quy định của pháp luật. Công trình tồn tại như thách thức dư luận người dân.

Như đã phản ánh ở kỳ trước, khi phát hiện ra hộ ông Tô Văn Đạt xây dựng lấn vào phần đất của mình, ngày 6/12/2015 bà Nguyễn Thị Bích Thủy (trú tại ngách 196/2 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) đã có đơn phản ánh vụ việc tới UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Quan Hoa.



Chính quyền các cấp có làm ngơ cho công trình sai phạm


Ngay sau đó, đội Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy kiểm tra địa bàn phát hiện gia đình ông Tô Văn Đạt lắp dựng nhà khung sắt không phép tại địa chỉ trên và đã tiến hành lập biên bản số 02 ngày 1/1/2016 về hành vi vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình vi phạm này.

Ngày 4/1/2016, UBND phường Quan Hoa đã ra quyết định số 03 về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị của ông Tô Văn Đạt. Ngày 7/1/2016, UBND phường Quan Hoa ra quyết định 08 về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị của ông Tô Văn Đạt. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, công trình vi phạm này vẫn chưa bị tháo dỡ.

Cùng thời điểm phát hiện công trình xây dựng này vi phạm, bà Thủy đã có đơn gửi UBND quận Cầu Giấy xem xét giải quyết. Thế nhưng, sau nửa năm gửi nhiều đơn thư phản ánh, gia đình tháng 6/2016 bà Thủy mới nhận được văn bản trả lời từ UBND phường Quan Hoa. Tuy nhiên, hỏi một đằng thì bà Thủy nhận được câu trả lời một nẻo.



Trách nhiệm của quận Cầu Giấy trong vụ việc này đến đâu?


Câu chuyện về công trình 1,7 m² vi phạm trật tự xây dựng tồn tại từ năm nay qua năm khác ở một quận trung tâm thành phố khiến người ta bàn tán xôn xao. Trong khi các cấp chính quyền nhùng nhằng trong việc thực hiện cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế, chậm chễ trong việc xác định mốc giới, nguồn gốc đất để làm căn cứ giải quyết theo luật định về việc thu hồi diện tích đất được cho là diện tích lối đi chung, thì chủ nhân của diện tích đất nêu trên tìm cách “hợp thức hóa” bằng việc hợp thửa.

Tin tức Như đã nói, nếu diện tích 1,7 m² là đất công, thì việc một cá nhân mang đất đi “hợp thửa” lấy tiền đút túi sẽ khiến cho nhà nước bị mất một khoản tiền không nhỏ. Hơn nữa, nó thể hiện sự buông lỏng quản lý, thiếu giám sát và tính chủ động trong giải quyết công việc của lãnh đạo cấp phường và quận.

Vụ việc tồn tại trong một thời gian không phải là ngắn, thế nhưng các cấp chính quyền, đặc biệt là UBND quận Cầu Giấy, đơn vị quản lý nhà nước có đủ thẩm quyền để giải quyết dứt điểm vụ việc lại chậm chễ, đùn đẩy trách nhiệm cho lãnh đạo phường. Phải chăng, sự chậm chễ này là có chủ đích?.

Phải nói rằng, theo Quyết định 15/2011 của UBND TP. Hà Nội thì nếu phần diện tích đất nào đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không đủ diện tích thì hướng dẫn các hộ thỏa thuận hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà.

Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà là 30 ngày, kể từ ngày UBND quận, huyện, thị xã ra thông báo. Nếu trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà thì UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức việc thu hồi đất để thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Chiểu theo những quy định có trong quyết định 15/2011 của UBND TP. Hà Nội thì có thể nhận thấy, UBND quận Cầu Giấy chưa làm hết trách nhiệm.

Related

Đời sống 2899968431458235366

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin Mới

item